Dealer là một định nghĩa được dùng trong rất nhiều lĩnh vực và ngành nghề, tuy nhiên trên thị trường chứng khoán nó lại mang một ý nghĩa khác biệt với môi giới (broker). Hãy cùng DNSE tìm hiểu về thuật ngữ này qua bài viết dưới đây.
Dealer là gì trong chứng khoán là gì?
Dealer trong chứng khoán được hiểu là một cá nhân hay tổ chức có đủ thẩm quyền để thực hiện giao dịch chứng khoán cho nhà đầu tư. Do các sàn giao dịch chỉ tiếp nhận lệnh từ các cá nhân hay tổ chức thành viên, vậy nên khách hàng cần thông qua các Dealer để đặt lệnh.
Tại Việt Nam, Dealer là các công ty chứng khoán, các tổ chức tài chính, ngân hàng hoặc các cá nhân được cấp phép làm việc trong lĩnh vực chứng khoán. Điểm chung là các cá thể này đều phải tuân theo quy định của Ủy ban Chứng khoán và phải đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu.
Vai trò của Dealer là gì?
Dealer đóng vai trò quan trọng trên thị trường chứng khoán. Trong đó bao gồm:
- Là thành viên môi giới giao dịch chứng khoán: Là một trung gian giao dịch chứng khoán, Dealer có nghĩa vụ thực hiện giao dịch dựa trên yêu cầu của khách hàng, có nghĩa vụ đảm bảo giao dịch chính xác với thời gian ngắn nhất cho khách hàng.
- Cập nhật tin tức cho khách hàng và thực hiện dịch vụ tư vấn đầu tư: Dealer có nghĩa vụ cung cấp cho khách hàng về các thông tin mới nhất, liên quan tới cơ hội hay rủi ro cho khách hàng.
- Trở thành nhà tạo lập thị trường: Thông qua việc giao dịch chứng khoán, Dealer tạo nên thanh khoản cho thị trường và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư giao dịch chứng khoán một cách dễ dàng và thuận tiện nhất, tạo nên yếu tố cung – cầu cho thị trường.
- Bảo lãnh phát hành chứng khoán: Các Dealer có thể tham gia vào việc bảo lãnh và phân phối chứng khoán mới ra mắt trên thị trường. Họ có nhiệm vụ tìm kiếm các nhà đầu tư tiềm năng và đưa ra các đề xuất đầu tư hợp lý để huy động vốn cho doanh nghiệp.
Trở thành Dealer có khó không?
Yêu cầu để trở thành một Dealer rất phức tạp, cụ thể:
- Với cá nhân, để được trở thành một dealer, yêu cầu tối thiểu là có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông và bằng cử nhân. Ngoài ra, Dealer cũng cần có chứng chỉ hành nghề để có đủ điều kiện thực hiện các nghiệp vụ liên quan.
- Đối với doanh nghiệp, để có thể thành lập và thực hiện nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán, doanh nghiệp cần đạt đủ các yêu cầu về vốn, điều kiện về cổ đông và thành viên góp vốn, điều kiện về cơ sở vật chất và điều kiện về nhân sự theo Luật Doanh nghiệp 2020 và Luật chứng khoán 2019.
Những hạn chế của Dealer là gì?
Bất chấp việc có vai trò quan trọng trên thị trường chứng khoán, Dealer cũng có những hạn chế nhất định:
- Các Dealer thường phải cạnh tranh với nhau khá căng thẳng. Điều này đến từ việc số lượng Dealer trên thị trường ngày một lớn. Đòi hỏi một Dealer phải có trình độ chuyên môn cao.
- Cần thời gian nghiên cứu thị trường và các yếu tố kinh tế liên quan: Bởi thị trường dễ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, đòi hỏi Dealer cần cập nhật một cách nhanh chóng nhất, từ đó chuyển giao lại thông tin cho khách hàng và đưa ra quyết định phù hợp với điều kiện thị trường và mức độ ưa thích rủi ro của khách hàng.
- Thách thức lớn trong việc giữ chân khách hàng, nhất là khi điều kiện thị trường không thuận lợi. Khi thị trường bước vào chu kỳ giảm điểm, rất khó để giữ chân khách hàng khi họ luôn mong muốn kiếm thêm thu nhập.
- Cần tuân thủ tuyệt đối các luật và quy định liên quan. Một Dealer cần tuân thủ các quy trình, điều luật liên quan tới nghiệp vụ, đồng thời tránh xảy ra xung đột lợi ích với khách hàng.
Trên đây là các kiến thức về Dealer tại thị trường chứng khoán Việt Nam, mong rằng nhà đầu tư có thể hiểu thêm về thuật ngữ này.