Các bộ phận của xe máy được tối giản hơn so với các phương tiện khác nhằm tăng ưu điểm cho việc di chuyển cơ động khi tham gia giao thông. Vậy các bộ phận của xe máy có nhiệm vụ cụ thể ra sao và bảo dưỡng như thế nào để tăng tuổi thọ hoạt động của phương tiện? Tham khảo ngay bài viết.

1. Các bộ phận của xe máy cơ bản

Mỗi chiếc xe gắn máy sẽ có các bộ phận cơ bản sau đây:

Đọc thêm

1.1. Khung sườn xe

Khung xe được coi như “xương sống” của chiếc xe máy. Khung xe thường được làm từ thép, nhôm và những kim loại cứng. Khung xe được chia thành những khoang dành cho động cơ, hộp số xe có nhiệm vụ tinh chỉnh, cân bằng bánh xe trước và sau.

Đọc thêm

1.2. Phuộc xe

Phuộc xe nằm trên khung xe, nó được gắn liền với trục bánh xe trước.

Đọc thêm

1.3. Giảm xóc xe

Hệ thống giảm xóc cũng được thiết kế gắn liền với khung xe. Giảm xóc được cấu tạo từ lò xo có độ đàn hồi cao và có nhiệm vụ giúp cho bánh xe tăng khả năng bám đường tốt hơn. Ngoài ra, hệ thống giảm xóc giúp cho xe chắc chắn hơn, tạo cảm giác thoải mái, vững chãi cho người ngồi trên xe.

Đọc thêm

1.4. Hệ thống truyền động

Đây là hệ thống truyền lực cho bánh quay. Cấu tạo của hệ thống truyền động bao gồm:

Đọc thêm

1.5. Bánh xe

Cấu tạo của vòng trong bánh xe thường được làm từ chất liệu nhôm cứng, thép hoặc đi kèm các sợi căm. Sau đó, một lớp bánh cao su dày sẽ được bọc bên ngoài. Lớp bánh xe này sẽ giúp cho xe bám chặt hơn vào mặt đường, đồng thời làm giảm lực ma sát. Hiện nay, có nhiều loại bánh xe khác nhau, tuỳ theo từng loại xe, mục đích khi di chuyển và thời tiết mà người dùng có thể lựa chọn.

Đọc thêm

1.6. Động cơ

Cấu tạo của động cơ xe máy bao gồm: trục khuỷu, van xả, piston và xi lanh. Khi người dùng khởi động, các bộ phận phối hợp hoạt động với nhau theo trình tự: Quá trình đốt cháy hỗn hợp xăng và không khí -> Áp suất cao được tạo từ quá trình đốt cháy, tạo lực đẩy cho piston -> Piston làm nhiệm vụ truyền lực đến cho trục khuỷu -> Trục khuỷu sẽ truyền lực đến thanh truyền và giúp bánh xe chuyển động.

Đọc thêm

1.7. Ắc quy

Tạo và cung cấp năng lượng cho động cơ hoạt động và thực hiện một số quá trình, chức năng liên quan khác. Tuỳ vào mỗi dòng xe sẽ được trang bị những loại ắc quy tương ứng khác nhau. Hầu hết các loại xe mô tô, ắc quy sẽ được đặt dưới chỗ ngồi của người lái. Để đảm bảo chất lượng điện năng cho động cơ hoạt động trơn tru, bạn cần sạc bình ắc quy thường xuyên.

Đọc thêm

1.8. Hệ thống bố thắng

Bố thắng được cấu tạo với các bộ phận: kẹp phanh, piston, đĩa phanh, trục bánh xe. Vai trò của hệ thống bố thắng:

Đọc thêm

2. Các bộ phận của xe máy cần được bảo dưỡng thường xuyên

Bảo dưỡng là hoạt động bắt buộc được thực hiện định kỳ nếu bạn muốn chiếc xe của mình hoạt động trơn tru, kịp thời phát hiện lỗi và sửa chữa không quá tốn kém. Dù vậy vẫn có đa số người dùng không bảo dưỡng xe thường xuyên nên dễ gặp phải tình trạng 1 trong các bộ phận của xe máy bị hỏng nặng buộc phải thay mới thậm chí gây ra tai nạn khi tham gia giao thông.

Đọc thêm

2.1. Má phanh

Má phanh thường bị ăn mòn sau một thời gian dài sử dụng bởi ma sát và môi trường. Điều này khiến cho hiệu quả của phanh trở nên thấp hơn và có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng khi tham gia giao thông. Trong trường hợp phanh gấp rất nguy hiểm. Bạn nên đến các cơ sở bảo dưỡng để thực hiện thay thế khi cần thiết.

Đọc thêm

2.2. Săm lốp

Trong quá trình hoạt động, lốp xe sẽ bị mòn và có thể thực hiện vá trong trường hợp săm hoặc lốp quá mòn. Tuy nhiên, vá xe chỉ là tạm thời, bạn nên thực hiện thay thế săm lốp mới để tránh việc trơn trượt, nguy hiểm khi tham gia giao thông, đặc biệt là khi thời tiết xấu. Theo nhà sản xuất, bạn nên thay lốp mới sau khoảng 40.000km.

Đọc thêm

2.3. Dầu nhớt

Trong các bộ phận của xe máy, dầu nhớt được coi là “máu” giúp cho các bộ phận hoạt động trơn tru, hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nhiều người không để ý đến việc thay dầu nhớt khiến cho xe gặp một số trường hợp như khô dầu, động cơ khó hoạt động, phát ra tiếng kêu khó nghe,... Vì vậy, bạn nên ghi nhớ lịch thay dầu nhớt thường xuyên để đảm bảo hoạt động cho phương tiện.

Đọc thêm

3. Lưu ý khi bảo dưỡng các bộ phận của xe máy

Một số lưu ý khác khi bạn bảo dưỡng các bộ phận của xe máy:

Đọc thêm

4. Tổng kết

Với những thông tin trên đây, chắc hẳn bạn đã hiểu hơn về các bộ phận của xe máy và có phương án bảo dưỡng phù hợp. Muốn xe bền, hoạt động tốt, sử dụng lâu dài phụ thuộc vào việc bạn bảo dưỡng, chăm sóc xe. Hãy luôn quan sát các dấu hiệu để áp dụng biện pháp khắc phục kịp thời.

Đọc thêm

Bạn đã thích câu chuyện này ?

Hãy chia sẻ bằng cách nhấn vào nút bên trên

Truy cập trang web của chúng tôi và xem tất cả các bài viết khác!

Vinfast